Chủ nghĩa vô chính phủ

Chủ nghĩa vô trị, còn gọi là chủ nghĩa vô chính phủ (vô chính phủ là từ mượn cũ từ tiếng Hán, tuy vậy nó không mang đủ nghĩa của từ Anarchism vì có tồn tại những tầng lớp cai trị không phải chính phủ), là một hệ tư tưởng triết học chính trị bao trùm các học thuyết và thái độ ủng hộ việc loại bỏ tất cả các chính quyền cưỡng ép,[1][2][3][4] nghĩa là nhà nước. Các nhà vô trị cụ thể có thể có thêm các tiêu chí khác về những gì cấu thành nên chủ nghĩa vô trị, và họ thường bất đồng quan điểm về các tiêu chí này. Theo cuốn ‘’The Oxford Companion to Philosophy‘’, “không có một quan niệm mang tính định nghĩa duy nhất nào mà tất cả các nhà vô trị đều đồng ý, ngoại trừ việc họ đều bác bỏ chính phủ cưỡng ép, và những người được xem là vô trị cùng lắm là chia sẻ một sự hao hao giống (tiếng Đức: Familienähnlichkeit) nhau như những người trong gia đình”.[5]Tư tưởng vô trị được cổ vũ bởi những người cộng sản khi xây dựng một xã hội hậu xã hội chủ nghĩa, những người theo Chủ nghĩa Hiện sinh, chủ nghĩa tự do cá nhân, phong trào New Age, phong trào Anonymous, đặc biệt là những người đề cao đời sống tâm linh và sự phát triển cá nhân… Chủ nghĩa vô trị từ trước đến giờ vẫn luôn bị coi là một tình trạng mất trật tự, mất kiểm soát mà không một chính trị gia nào muốn đối mặt. Nhưng có thể rằng, cùng với sự phát triển của thị trường tự do, Internet, đời sống tâm linh… Chủ nghĩa vô trị sẽ dần được định nghĩa lại một cách đúng đắn hơn trong tương lai dù bản chất thì không đổi.Có nhiều loại và truyền thống của chủ nghĩa vô trị,[6][7] không phải tất cả đều tách biệt lẫn nhau.[8] Chủ nghĩa vô trị thường được nhiều người coi là một hệ tư tưởng cánh tả cấp tiến,[9] và do đó đa phần kinh tế vô trịtriết học luật pháp phản ảnh các cách giải thích mang tính chất bài quyền lực của các chủ nghĩa cộng sản, tập thể, công đoàn hay participatory economics; tuy nhiên, chủ nghĩa vô trị đã luôn luôn bao gồm cả một dòng cá nhân chủ nghĩa,[9] trong đó có những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản (ví dụ những người theo chủ nghĩa vô trị thị trường: chủ nghĩa tư bản vô trị, agorism, v.v..) và các cấu trúc kinh tế định hướng thị trường khác, ví dụ: mutualism.[10][11][12] Như miêu tả của nhà vô trị thế kỉ 21 Cindy Milstein, chủ nghĩa vô trị là một “truyền thống chính trị mà đã không ngừng vật lộn với tình trạng căng thẳng giữa cá nhânxã hội.”[13] Những người khác, chẳng hạn như panarchistsanarchists without adjectives không ủng hộ cũng như phản đối bất cứ hình thức tổ chức cụ thể nào. Các trường phái tư tưởng vô trị khác nhau một cách căn bản, ủng hộ bất cứ cái gì từ chủ nghĩa cá nhân cực đoan đến chủ nghĩa tập thể hoàn toàn.[14] Một số nhà vô trị về cơ bản là phản đối mọi dạng cưỡng ép, trong khi những người khác ủng hộ việc sử dụng một số biện pháp cưỡng ép, trong đó có cách mạng bằng bạo lực, trong quá trình tiến tới tình trạng vô trị.[15]Những người vô trị có đặc điểm chung là bài trừ quyền lực nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu của các phong trào vô trị không giống nhau, và cách thức khác nhau. Phong trào vô trị mạnh nhất có mục tiêu xóa bỏ mọi nhà nước, mà họ cho là nguyên nhân của chiến tranh, đàn áp và bất công, phủ nhận mọi đảng phái tham gia vào các quá trình tranh cử hay nắm giữ quyền lực. Phong trào này bất đồng với những người cộng sản trong phương thức triệt tiêu quyền lực nhà nước. Nó thường được xem là một dạng chủ nghĩa tự do cực đoan, không tính đến các vấn đề xã hội, quốc gia và dân tộc… Do đó các nhà nước thường cấm đoán các phong trào này, trừ những người vô trị ôn hòa, hay hoạt động tôn trọng Hiến pháp.